Preloader
chỉ số p e bao nhiêu là tốt

Tìm hiểu chỉ số P/E: Chỉ số quan trọng trong phân tích chứng khoán

Chỉ số P/E là một công cụ quan trọng trong chứng khoán. Cùng LiveTrade khám phá ý nghĩa và cách áp dụng của chỉ số này trong bài viết dưới đây.

Chỉ số P/E là gì trong chứng khoán?

Chỉ số P/E của thị trường chứng khoán là một công cụ phổ biến trong việc định giá và phân tích cổ phiếu khi đầu tư. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa giá trị thị trường của cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị của cổ phiếu đó.

Phương pháp tính chỉ số P/E và ý nghĩa của nó

Chỉ số này phản ánh số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả để nhận lại một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu. Nói cách khác, nó cho biết mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả cho cổ phiếu của một doanh nghiệp, dựa trên lợi nhuận (hoặc doanh thu) mà công ty đó tạo ra.

Công thức tính P/E = Giá tℎị trường của cổ pℎiếuLợi nℎuận mỗi cổ pℎiếu (EPS)

Đánh giá giá trị cổ phiếu

– P/E cao

  • Cổ phiếu được định giá cao do ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
  • Doanh thu tăng trưởng tốt
  • Kỳ vọng doanh thu tương lai cao hơn hoặc giá bị đẩy lên quá mức

– P/E thấp

  • Cổ phiếu được định giá thấp do ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
  • Công ty xuất hiện vấn đề về tài chính
  • Doanh thu giảm, tăng trưởng lợi nhuận không đều

>>> Xem thêm bài viết: Cách tính chỉ số P/E: Công thức và cách áp dụng hiệu quả

pe là gì trong chứng khoán

Ý nghĩa chỉ số P/E phản ánh điều gì?

Ưu  điểm và nhược điểm

Ưu điểm

  • Đơn giản và dễ hiểu: Tỷ số P/E dễ tính toán và dễ hiểu, giúp nhà đầu tư nhanh chóng đánh giá được mức độ hợp lý của giá cổ phiếu.
  • So sánh với đối thủ cùng ngành: Nhà đầu tư thường so sánh hệ số P/E hiện tại của thị trường với mức trung bình lịch sử để đánh giá. Nếu một công ty có P/E thấp hơn có thể được coi là “rẻ” hơn trong khi công ty có P/E cao hơn được cho là có tiềm năng phát triển tốt hơn.
  • Phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư/ Phản ánh kỳ vọng của thị trường: Hệ số P/E cao cho thấy nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Ngược lại, P/E thấp có thể cho thấy nhà đầu tư thận trọng hoặc không kỳ vọng vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp, kỳ vọng tăng trưởng chậm hoặc giảm sút.
  • Phân tích chu kỳ kinh tế: Đối với các ngành kinh doanh có tính chu kỳ (như dầu khí, thép, điện tử..) chỉ số P/E có thể biến động mạnh theo các chu kỳ kinh tế. nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng chỉ số này để tránh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngắn hạn. trong giai đoạn tăng trưởng , P/E có thể tăng do kỳ vọng tích cực về lợi nhuận. trong khi đó, giai đoạn suy thoái chỉ số này có thể giảm.
  • Giúp đánh giá hiệu quả đầu tư: Khi so sánh P/E với tốc độ tăng trưởng EPS (Earning Per Share), nhà đầu tư có thể đánh giá được liệu một cổ phiếu có tiềm năng phát triển hay không.

Tỷ số P/E không chỉ là công cụ để định giá doanh nghiệp, mà còn là một thước đo hiệu quả phản ánh tâm lý thị trường. Vì VNINDEX được tính toán dựa trên tỷ trọng (weighted) của các cổ phiếu niêm yết, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính toán tỷ số P/E của toàn thị trường.

 

cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Là thước đo hiệu quả để phản ánh thị trường

Nhược điểm

  • Không phản ánh đầy đủ rủi ro và tiềm năng tăng trưởng: Chỉ số P/E không xem xét đến các yếu tố như mức nợ, dòng tiền hay những thay đổi bất thường trong lợi nhuận, dẫn đến cái nhìn không đầy đủ về rủi ro của doanh nghiệp.
  • Không phù hợp với các công ty mới hoặc ngành có chu kỳ doanh thu không ổn định: Với các công ty có lợi nhuận không ổn định hoặc công ty khởi nghiệp (startup) chưa có lợi nhuận, P/E sẽ không phản ánh đúng giá trị.
  • Dễ bị méo mó bởi các yếu tố ngắn hạn: Lợi nhuận của công ty có thể dao động do các yếu tố tạm thời hoặc không tái diễn, làm P/E trở nên thiếu chính xác.
  • Dễ bị lạm dụng: Một số nhà đầu tư có thể sử dụng P/E như công cụ duy nhất để đưa ra quyết định đầu tư, bỏ qua các chỉ số khác, điều này có thể dẫn đến rủi ro.

Liệu chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/E cao thường phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập từ cổ phiếu trong tương lai. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho những công ty dẫn đầu thị trường, do đó, các doanh nghiệp này thường có chỉ số này cao vượt trội. 

Tuy nhiên, thật khó để đánh giá một hệ số P/E cụ thể là “tốt” hay “xấu” mà không có bối cảnh phù hợp. 

Hệ số P/E cao hay thấp không thể đánh giá đúng mức nếu chỉ nhìn vào con số đó một cách đơn lẻ. Nó cần được so sánh với mức P/E trung bình của ngành, cùng với triển vọng tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập của công ty trong tương lai.

Nghịch đảo chỉ số P/E

Một số nhà đầu tư không chỉ dựa vào chỉ số P/E mà thay vào đó, họ thường ưa chuộng sử dụng nghịch đảo của tỷ số P/E.

Nghịch đảo chỉ số P/E = 1P/E = EP = EPSPrice

Hệ số P/E cho thấy số năm cần thiết để doanh nghiệp thu về lợi nhuận đủ bù đắp giá trị hiện tại của cổ phiếu. Trong khi đó, tỷ lệ EPS/Price, hay còn gọi là Earning Yield, thể hiện lợi suất mà doanh nghiệp đạt được trong năm nay.

công thức tính pe

Tìm hiểu nghịch đảo của chỉ số P/E

Bonus phương pháp định giá Absolute PE

Định giá theo Absolute PE được thực hiện theo một cách hoàn toàn khác, là một cách tiếp cận nhằm tìm ra mức P/E hợp lý cho cổ phiếu của một doanh nghiệp, dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp thay chỉ vì so sánh với các doanh nghiệp khác. Giúp xác định xem giá cổ phiếu hiện tại có đang hợp lý, bị đánh giá quá cao hoặc thấp so với giá trị thực của nó hay không.

Mô hình sẽ xác định giá trị của một số cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố:

  • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
  • Mức tỷ suất cổ tức
  • Rủi ro kinh doanh
  • Rủi ro tài chính
  • Sự vững chắc trong khả năng dự báo lợi nhuận

Công thức tính Absolute PE có thể tính bằng công thức đơn giản, dựa trên các yếu tố như tăng trưởng lợi nhuận và lãi suất. Một công thức phổ biến là:

 P/E hợp lý = 1Lợi nℎuận mục tiêu – Tốc độ tăng trưởng lợi nℎuận

Trong đó: 

  • Lợi nhuận mục tiêu là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư kỳ vọng khi đầu tư vào cổ phiếu, có thể điều chỉnh lãi suất phi rủi ro.
  • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là mức tăng trưởng kỳ vọng của công ty.

Muốn áp dụng thành công phương pháp này thì người đầu tư sẽ phải thực sự hiểu rõ cấu trúc, hoạt động kinh doanh, đồng thời xác định được các yếu tố rủi ro bên trong doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua bài viết này của LiveTrade Pro đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số P/E của thị trường. Chỉ số mang đến cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về mức định giá và tâm lý thị trường, giúp họ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, cần thận trọng trước những biến động lớn và nên kết hợp với các chỉ số khác như PEG (P/E to Growth), P/B (Price to Book), cùng các chỉ số kinh tế vĩ mô để có được đánh giá toàn diện hơn.