Preloader
chỉ số p e là gì

Cách tính chỉ số P/E: Công thức và cách áp dụng hiệu quả

Cách tính chỉ số pe như thế nào là chính xác? Tìm hiểu công thức và cách áp dụng hiệu quả để giúp nhà đầu tư đạt được nhiều lợi nhuận nhất.

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là viết tắt của Price to Earnings ratio (tỷ giá trên thu nhập), là một chỉ số đo lường mối quan hệ giữa thị trường cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Cụ thể, P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho mỗi đồng lợi nhuận mà công ty tạo ra.

Đây là một công cụ quan trọng giúp đánh giá giá trị tương đối của cổ phiếu, so sánh mức định giá hiện tại của công ty với hiệu suất trong quá khứ, các công ty cùng ngành, hoặc với thị trường chung.

Công thức tính chỉ số P/E

chỉ số p e là gì

Công thức tính pe cơ bản.

Trong đó:

Price (P): Đây là giá cổ phiếu hiện tại trên thị trường, tức là mức giá mà nhà đầu tư đang mua bán cổ phiếu đó. Bạn có thể dễ dàng tra cứu giá này trên các trang web tài chính.

EPS (Earnings Per Share): EPS là lợi nhuận mà công ty kiếm được chia cho mỗi cổ phiếu đang lưu hành. EPS có hai dạng: EPS của 12 tháng qua (TTM) cho biết công ty đã thu được bao nhiêu lợi nhuận trong năm vừa qua, còn EPS dự phóng là ước tính về lợi nhuận trong tương lai của công ty. Hai loại EPS này được dùng để tính P/E quá khứ và P/E dự phóng.

Các bước tính chỉ số P/E của cổ phiếu

Để tính áp dụng cách tính chỉ số pe của một cổ phiếu riêng lẻ, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lấy thông tin về giá cổ phiếu (Price – P)

Giá cổ phiếu là giá hiện tại mà cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Bạn có thể tìm kiếm giá cổ phiếu bằng cách tra cứu mã cổ phiếu trên các web tài chính. Giá này thường thay đổi liên tục trong phiên giao dịch và có thể là giá đóng cửa cuối ngày.

Bước 2: Xác định EPS (Earnings Per Share) của cổ phiếu

EPS là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và thể hiện hiệu suất tài chính của công ty. Để tính được EPS, bạn cần biết tổng lợi nhuận sau thuế của công ty trong một kỳ báo cáo và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được công bố trong báo cáo tài chính của công ty hoặc có sẵn trên các trang tài chính.

Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu là 50.000 vnđ và giá EPS là 5.000 vnđ, chỉ số P/E sẽ là: P/E = 50.000 / 5.000 = 10

Chỉ số này cho biết nhà đầu tư đang trả 10 đồng cho mỗi 1 đồng lợi nhuận mà công ty tạo ra.

Phân loại P/E

P/E 12 tháng (P/E trailing)

P/E quá khứ được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 4 quý gần nhất. Loại P/E này dễ tính toán vì các công ty công bố dữ liệu tài chính theo từng quý, nên chỉ cần sử dụng số liệu trong 4 quý vừa qua.

P/E dự phóng 12 tháng (P/E forward)

P/E dự phóng được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu dự đoán cho 4 quý tiếp theo. Không phải ai cũng có thể áp dụng được cách tính chỉ số pe dự phóng, vì nó yêu cầu dự đoán về lợi nhuận, doanh thu và các yếu tố khác của công ty. P/E dự phóng thường có trong các báo cáo phân tích, nơi các nhà phân tích đưa ra dự đoán dựa trên thông tin và nghiên cứu về công ty.

P/E dự phóng thường được coi là quan trọng hơn khi đầu tư, vì nó phản ánh tiềm năng tăng trưởng tương lai của công ty, thay vì chỉ dựa vào những gì công ty đã đạt được trong quá khứ. Mặc dù thành tích quá khứ có giá trị, nhưng tiềm năng tương lai mới là yếu tố quan trọng nhất khi đầu tư.

Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E cao

Khi chỉ số P/E cao, thị trường đang kỳ vọng lớn vào sự tăng trưởng của công ty. Những cổ phiếu tăng trưởng (Growth Stock) thường có P/E cao vì nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi đồng lợi nhuận hiện tại, với hy vọng rằng lợi nhuận sẽ tăng nhanh trong tương lai. Nếu công ty không đạt được kỳ vọng đó, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh.

Tuy nhiên, cổ phiếu có P/E cao thường dễ biến động. Nếu công ty không phát triển như mong đợi, giá cổ phiếu có thể giảm mạnh. Ngoài ra, cổ phiếu này có thể không mang lại giá trị thực nếu lợi nhuận không tăng trưởng như dự kiến.

công thức tính pe

Pe cao, thấp phản ánh lợi nhuận công ty đang gặp vấn đề tài chính

Chỉ số P/E thấp

Chỉ số P/E thấp thường cho thấy cổ phiếu có thể đang bị định giá thấp hoặc công ty đó đang gặp khó khăn. Cổ phiếu giá trị (Value Stock) thường có P/E thấp, và nhà đầu tư có thể xem đây là cơ hội để mua cổ phiếu với giá rẻ, với hy vọng rằng giá sẽ tăng khi công ty cải thiện tình hình tài chính.

Nhưng không phải lúc nào P/E thấp cũng cho thấy cổ phiếu bị định giá thấp. Nó có thể phản ánh rủi ro cao hoặc kỳ vọng tăng trưởng yếu. Do đó, nhà đầu tư nên xem xét nhiều yếu tố khác nhau, như tình hình tài chính, triển vọng ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô, để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Ví dụ phân tích chỉ số P/E của CTCP Sữa Việt Nam Vinamilk

chỉ số pe trong chứng khoán

Chỉ số P/E của CTCP Sữa VN Vinamilk từ năm 2018 – 2021

Dựa vào hình ảnh và chỉ số P/E của cổ phiếu Vinamilk từ năm 2018 – 2021(22.64, 21.26, 22.81, 19.12), ta có thể thấy rằng chỉ số P/E của Vinamilk giai đoạn này dao động nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao. Điều này thể hiện sự tự tin tưởng của thị trường và khả năng sinh lời của công ty cũng rất cao.

Tuy nhiên, chỉ số P/E vào năm 2021 giảm nhẹ, có thể là dấu hiệu cảnh báo các nhà đầu tư về những thách thức tiềm ẩn trong tương lai. Hoặc có thể giá cổ phiếu trong giai đoạn này đang giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn ổn định.

Câu hỏi thường gặp

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Nhiều nhà đầu tư cho rằng việc mua cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ P/E thấp hơn là tốt hơn vì bạn sẽ phải trả ít hơn cho mỗi đô la lợi nhuận. Tỷ lệ P/E thấp giống như một mức giá rẻ, thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội mua hời.

Tuy nhiên, trên thực tế có thể có những lý do đằng sau tỷ lệ P/E cụ thể của một công ty. Ví dụ, nếu công ty có tỷ lệ P/E thấp vì mô hình kinh doanh của nó đang suy giảm, thì cơ hội mua hời đó chỉ là một ảo tưởng.

Sự khác biệt giữa P/E dự phóng và P/E quá khứ

Tỷ lệ P/E quá khứ tính toán dựa trên lợi nhuận của mỗi cổ phiếu của công ty trong 12 tháng qua, cho thấy hiệu suất tài chính đã diễn ra. Ngược lại, tỷ lệ P/E dự phóng dựa trên lợi nhuận mà công ty dự kiến sẽ đạt được trong 12 tháng tới, thể hiện sự kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng trong tương lai.

P/E dự phóng thường được dùng để phản ánh tâm lý của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng, trong khi P/E quá khứ cho biết được cái nhìn tổng quan về hiệu suất thực tế.

Những hạn chế của chỉ số P/E

Chỉ số pe trong chứng khoán có một số hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý, đó là nó không phản ánh được sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai và có thể bị ảnh hưởng bởi cách công ty áp dụng các phương pháp kế toán khác nhau.

Ngoài ra, P/E không thể so sánh chính xác giữa các ngành vì mỗi ngành có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, chỉ số này cũng không xem xét các yếu tố tài chính quan trọng khác như mức nợ, dòng tiền hay độ bền vững của lợi nhuận.

Bên trên là cách tính chỉ số P/E để giúp các nhà đầu tư đánh giá được giá trị cổ phiếu hiện tại của một công ty. Để có cái nhìn toàn diện và những phân tích thị trường chuyên sâu, Live Trade luôn sẵn sàng cung cấp những thông tin hữu ích, hỗ trợ bạn xây dựng các chiến lược đầu tư hiệu quả, dù bạn lựa chọn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào.