Preloader
cổ phiếu giá rẻ tiềm năng

Tìm kiếm lợi nhuận cao, cách chọn cổ phiếu tiềm năng đúng lúc

Cổ phiếu đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư, đặc biệt là các bạn trẻ và người có tiền nhàn rỗi. Nhưng làm sao chọn cổ phiếu tiềm năng? Hãy cùng LiveTrade Pro khám phá các tiêu chí quan trọng để đầu tư hiệu quả!

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn của doanh nghiệp phát hành. Khi sở hữu cổ phiếu, bạn trở thành cổ đông của công ty, đồng thời được hưởng lợi từ sự tăng trưởng và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, bạn cũng phải chấp nhận rủi ro nếu hoạt động kinh doanh của công ty không đạt kỳ vọng.

Điều gì được xem là cổ phiếu tiềm năng?

Đây là những cổ phiếu thuộc về các doanh nghiệp hoặc ngành nghề có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai, được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế, tài chính và chiến lược. Chúng thường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhờ khả năng gia tăng giá trị thị trường và lợi nhuận một cách ấn tượng, mở ra cơ hội sinh lời hấp dẫn.\

top 10 cổ phiếu tiềm năng

Cổ phiếu tiềm năng là gì?

Tìm cổ phiếu tiềm năng mang lại lợi ích gì?

Đây là bước quan trọng giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Dưới là một số lý do chính:

  • Tăng cường lợi nhuận: cổ phiếu tiềm năng thường mang lại lợi nhuận lớn trong dài hạn, đặc biệt khi nắm bắt vào giai đoạn đầu.
  • Hạn chế rủi ro: khi lựa chọn cổ phiếu từ những công ty có nền tảng kinh doanh vững mạnh, nhà đầu tư sẽ giảm nguy cơ lỗ vốn trong tình cảnh kinh tế suy thoái.
  • Lợi thế so với thị trường: việc phát hiện các cổ phiếu tiềm năng mang đến cho nhà đầu tư cơ hội vượt trội so với thị trường chung và đạt được mức tăng trưởng vượt trội.

Hướng dẫn cách chọn cổ phiếu tiềm năng

  • Đặt mục tiêu đầu tư rõ ràng: chọn đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và xét tới khả năng có thể chấp nhận rủi ro khi đầu tư.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không nên dồn toàn bộ vốn vào một mã cổ phiếu duy nhất. Việc xây dựng một danh mục đa dạng là chiến lược hiệu quả để giảm thiểu rủi ro. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu từ nhiều lĩnh vực khác nhau, kết hợp với các nhóm cổ phiếu như Small-Caps (cổ phiếu giá thấp), Midcaps, và Large-Caps để hạn chế ảnh hưởng từ biến động của thị trường.
  • Thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin thị trường: Thị trường chứng khoán biến động không ngừng, do đó, việc nắm bắt các thông tin kinh tế, chính trị và xu hướng ngành nghề là vô cùng cần thiết. Để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn và kịp thời, hãy duy trì thói quen cập nhật tin tức và phân tích báo cáo thị trường thường xuyên.
  • Kiên nhẫn và bám sát chiến lược: Đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng yêu cầu sự kiên trì, bởi kết quả tăng trưởng thường cần thời gian để thể hiện rõ ràng. Do đó, hãy luôn duy trì kỷ luật với chiến lược đầu tư đã đặt ra và tránh để những biến động ngắn hạn trên thị trường làm lung lay quyết định của bạn.

Yếu tố quyết định trong việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng

Việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng cần dựa trên các tiêu chí cơ bản và định lượng. Dưới đây là các tiêu chí quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng:

cổ phiếu giá rẻ tiềm năng

Những yếu tố quyết định trong việc lựa chọn cổ phiếu tiềm năng

Tăng trưởng bền vững và lợi nhuận song hành

  • Tăng trưởng bền vững: lựa chọn những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận duy trì đà tăng trưởng ổn định trong khoảng 3-5 năm là yếu tố để đảm bảo tiềm năng đầu tư.
  • Biên lợi nhuận: một biên lợi nhuận cao và ổn định phản ánh năng lực kiểm soát chi phí hiệu quả của công ty, đồng thời là dấu hiệu cho thấy sức khỏe tài chính vững vàng.

Định giá chỉ số tài chính quan trọng và cách tính

  • Chỉ số P/E (Price to Earnings) <9: thấp hơn trung bình ngành có thể là cổ phiếu giá rẻ so với tiềm năng. Cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận công ty kiếm được.

P/E = Giá cổ phiếu hiện tạiLợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Trong đó:

  • Giá cổ phiếu hiện tại:  mức giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
  • EPS: lợi nhuận sau thuế chia cho số cổ phiếu phát hành.
  • EPS = Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãiSố lượng cổ phiếu trung bình đang lưu hành

Ứng dụng của chỉ số P/E:

  • Đối chiếu giá trị định giá của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoặc so sánh với chỉ số P/E của chính doanh nghiệp qua các giai đoạn trước đó.
  • Phân tích tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
  • Xác định các thời điểm thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái quá mua hoặc quá bán.
  • Chỉ số P/B (Price to Book) <1.2: Chỉ số này, khi kết hợp với ROE cao, sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất, giúp so sánh giá trị tài chính thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách. Nó thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu (Book value) của doanh nghiệp.

P/B = Giá cổ phiếu hiện tạiGiá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (Book value Per Share)

Trong đó:

  • Giá cổ phiếu hiện tại: giá hiện tại mà cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
  • Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu: giá trị tài sản ròng của công ty chia cho số cổ phiếu đang lưu hành. Có 2 cách tính: 

Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – NợSố lượng cổ phiếu lưu hành hoặc Tổng tài sản ròng (Total Equity)Số lượng cổ phiếu lưu hành

Ứng dụng của chỉ số P/B:

  • Cho thấy độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để tìm kiếm các cổ phiếu bị định giá thấp và có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
  • Chỉ số ROE (Return on Equity): Cao và ổn định trên 15% là tín hiệu công ty đang sử dụng vốn có hiệu quả.

ROE = Lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu trung bình 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế (Net Income): là khoản lợi nhuận còn lại sau khi trừ mọi chi phí, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu trung bình (Average Shareholder’s Equity); là giá trị trung bình của vốn hóa chủ sở tại đầu kỳ và cuối kỳ.

Ứng dụng của chỉ số ROE:

  • So sánh trong ngành: chỉ số này thực sự có ý nghĩa khi so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.
  • ROE quá cao: có thể do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính (nợ) lớn, dẫn đến rủi ro cao. Nên tính toán ROE qua nhiều năm để đánh giá tính ổn định.

Khả năng trả cổ tức

Công ty có chính sách chia cổ tức đều đặn, đặc biệt là những ngành ổn định như tiện ích hoặc ngân hàng.

Vị thế cạnh tranh và ngành nghề

  • Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, ví dụ như thị phần lớn, thượng hiệu mạnh, lâu đời hoặc có công nghệ độc quyền.
  • Ngành nghề có triển vọng phát triển, phù hợp với xu hướng kinh tế vĩ mô (ví dụ: công nghệ, tiêu dùng, năng lượng tái tạo…).

Quản lý doanh nghiệp

  • Ban lãnh đạo uy tín, tài năng có chiến lược kinh doanh rõ ràng.
  • Công khai minh bạch thông tin tài chính và có lịch sử quản trị tốt.

Tính thanh khoản

Khối lượng giao dịch mỗi ngày cao, tránh các cổ phiếu có thanh khoản kém, khó mua bán.

Tình hình nợ

Tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu (D/E) thấp và khả năng thanh toán lãi tốt (Chỉ số EBIT/ chi phí lãi vay cao)

Phân tích ngành và vĩ mô

  • Ngành công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng (Growth Phase) thay vì bão hòa trong thị trường.
  • Ảnh hưởng của chính sách kinh tế, lãi suất hoặc quy định của pháp luật đến hoạt động kinh doanh.

Tín hiệu kỹ thuật

Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, các chỉ báo như RSI, MACD hoặc đường MA (Moving Averages) giúp xác định xu hướng giá.

Đo lường lợi nhuận thực tế

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn duy trì tích cực và ổn định, chứng tỏ công ty đang tạo ra lợi nhuận thực sự mà không phụ thuộc vào các nguồn tài chính khác như vay mượn.

Nhóm ngành nghề có cổ phiếu tiềm năng

các mã cổ phiếu ngành chứng khoán tiềm năng

Những nhóm cổ phiếu nổi bật

Các nhóm cổ phiếu đáng chú ý bao gồm:

  1. Cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
  2. Cổ phiếu thuộc ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, bất động sản.
  3. Cổ phiếu trong lĩnh vực ngân hàng, du lịch, ẩm thực và tiêu dùng.
  4. Cổ phiếu ngành công nghệ thông tin, điện tử.
  5. Cổ phiếu thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
  6. Cổ phiếu ngành năng lượng và dầu khí.

TOP những mã cổ phiếu tiềm năng trong nước và thế giới

Dưới đây là danh sách các mã cổ phiếu tiềm năng trong nước và quốc tế mà LiveTrade đã tổng hợp:

Mã cổ phiếu tiềm năng trong nước

  1. VIC – VinGroup
  2. HVN – Vietnam Airline
  3. HPG – Hòa Phát Group
  4. PLX – Petrolimex
  5. PVD – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  6. ROS – Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros
  7. Mã chứng khoán Viettel
  8. VCB – Vietcombank
  9. VNM – Vinamilk
  10. FPTS hoặc FPT – Tập đoàn FPT
  11. VJC – Vietjet Air
  12. TCB – Techcombank

Mã cổ phiếu tiềm năng thế giới

  1. BABA – Alibaba: công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, chiếm 50% thị phần của thị trường bán lẻ trực tuyến và còn là công ty bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai xét theo vốn hóa thị trường.
  2. FB – Facebook: giá cổ phiếu hiện tại của Facebook hiện đã đạt 266$, vượt mục tiêu đặt ra vào đầu năm 2021 là 233$
  3. AMZN – Amazon
  4. MSFT – Microsoft
  5. AAPL – Apple
  6. INTC – Intel Corp
  7. GOOG – Alphabet
  8. JNJ – Johnson & Johnson
  9. WMT – Walmart
  10. V – Visa: định giá hiện tại là 197,45 USD vốn hóa thị trường đạt 42,1 USD

 

Nhìn chung, không đơn giản để có thể xác định được đâu là cổ phiếu tiềm năng, bạn phải biết cách vận dụng kiến thức, các tiêu chí và cách thức nhận biết. Qua bài viết này, LiveTrade Pro hy vọng rằng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để xây dựng chiến lược tìm kiếm lợi nhuận. Chúc bạn thành công!!