Phí giao dịch chứng khoán tính như thế nào và ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của nhà đầu tư? Cùng tìm hiểu các loại phí cần thiết trong giao dịch chứng khoán.
Mục lục
TogglePhí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán là gì? Phí giao dịch chứng khoán là các chi phí liên quan đến việc mua hoặc bán các loại chứng khoán, như cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ. Các khoản phí này thay đổi tùy thuộc vào loại hình dịch vụ môi giới và bản chất của giao dịch.
Phí giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị giao dịch trong ngày của khách hàng. Tỷ lệ này do từng công ty chứng khoán quy định và có thể điều chỉnh dựa trên khối lượng giao dịch và mối quan hệ của khách hàng với công ty.
Phí giao dịch chứng khoán là tổng phí mà nhà đầu tư cần trả
Thông thường, nếu khối lượng giao dịch trong ngày lớn, nhà đầu tư sẽ được hưởng mức phí giao dịch thấp hơn. Một số công ty chứng khoán thậm chí cho phép nhà đầu tư đàm phán để có mức phí ưu đãi hơn. Mức phí tại mỗi công ty là khác nhau và phụ thuộc vào chính sách cụ thể của họ.
Trước đây, theo Thông tư số 241/2016/TT-BTC, phí giao dịch được ấn định trong khoảng từ 0,15% đến 0,5% trên tổng giá trị giao dịch. Việc loại bỏ mức phí sàn cho phép các công ty chứng khoán linh hoạt hơn, có thể miễn hoặc giảm phí để thu hút khách hàng, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.
Một số loại phí giao dịch chứng khoán phổ biến bao gồm:
- Hoa hồng (Commissions): Đây là khoản phí do các nhà môi giới thu để thực hiện một giao dịch. Mặc dù nhiều nhà môi giới trực tuyến đã loại bỏ phí hoa hồng cho các giao dịch cổ phiếu, nhưng một số vẫn thu phí đối với các sản phẩm tài chính khác như quỹ tương hỗ.
- Chênh lệch giá (Spreads): Là sự khác biệt giữa giá mua và giá bán của một cổ phiếu. Khoản phí này thường được tính khi các nhà môi giới bán chứng khoán từ kho của họ.
- Phí giao dịch quỹ (Sales Loads): Là phí liên quan đến việc mua hoặc bán các quỹ tương hỗ.
Cách tính phí giao dịch chứng khoán dễ hiểu
Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà bạn cần trả khi thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán. Mức phí này được các công ty chứng khoán thu nhằm duy trì hoạt động và tạo ra lợi nhuận. Trước khi tìm hiểu cách phí giao dịch chứng khoán tính như thế nào, các nhà đầu tư cần biết ba nhóm phí giao dịch chứng khoán gồm:
Phí giao dịch của CTCK
Đây là loại phí chính bạn phải trả cho công ty chứng khoán khi tiến hành mua hoặc bán cổ phiếu. Mức phí này thường nằm trong khoảng từ 0,1% đến 0,35% giá trị giao dịch, tùy vào công ty chứng khoán và loại dịch vụ mà bạn chọn.
Ví dụ: Nếu bạn thực hiện giao dịch mua cổ phiếu với giá trị 100 triệu VNĐ và mức phí giao dịch là 0,2%, bạn sẽ cần trả: 100 triệu VNĐ x 0,2% = 200.000 VNĐ.
Phí lưu ký chứng khoán
Phí này được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thu hàng tháng để quản lý và bảo quản chứng khoán của nhà đầu tư. Hiện tại, mức phí lưu ký là 0,27 VNĐ cho mỗi cổ phiếu mỗi tháng.
Ví dụ: Nếu bạn sở hữu 10.000 cổ phiếu, phí lưu ký hàng tháng của bạn sẽ là: 10.000 cổ phiếu x 0,27 VNĐ = 2.700 VNĐ/tháng.
Các khoản phí khác (thuế, phí quản lý tài khoản,…)
Ngoài hai loại phí chính kể trên, bạn còn phải trả một số khoản phí nhỏ khác như phí nộp thuế giao dịch (0,1% giá trị khi bán cổ phiếu) hoặc phí quản lý tài khoản, phụ thuộc vào chính sách của từng công ty chứng khoán.
Cách tính tổng phí giao dịch
Để biết được tổng phí giao dịch chứng khoán tính như thế nào sau mỗi lần giao dịch, bạn cần cộng gộp tất cả các khoản phí lại với nhau. Công thức chung để tính tổng phí như sau:
Tổng phí = Phí giao dịch + Phí lưu ký + Thuế giao dịch (nếu có)
Phí giao dịch chứng khoán được tính bằng cách cộng gộp tất cả các phí
Ví dụ cụ thể:
Bạn bán cổ phiếu với tổng giá trị là 200 triệu VNĐ, mức phí giao dịch là 0,15% và mức phí thuế khi bán cổ phiếu là 0,1%. Chi phí mà bạn phải trả là:
-
- Phí giao dịch: 200 triệu x 0,15% = 300.000 VNĐ
- Thuế: 200 triệu x 0,1% = 200.000 VNĐ
- Tổng phí: 300.000 + 200.000 = 500.000 VNĐ
Các loại thuế
Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu
Nhà đầu tư phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi bán cổ phiếu. Mức thuế này được tính là 0.1% giá trị bán ra. Điều này có nghĩa là chỉ người bán mới phải nộp thuế, còn người mua thì không bị ảnh hưởng.
Ví dụ: Nếu bạn bán 10.000 cổ phiếu VCB trị giá 1 tỷ đồng, số thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp sẽ là: 1 tỷ đồng x 0,1% = 1.000.000 VNĐ.
Thuế cổ tức
Thuế cổ tức bằng tiền mặt
Khi cổ tức được trả bằng tiền mặt, thuế sẽ áp dụng 5% giá trị cổ tức. Số thuế này thường được khấu trừ ngay tại nguồn, tức là công ty niêm yết sẽ chi trả cho cổ đông 95% giá trị cổ tức, còn 5% sẽ được giữ lại để nộp thuế.
Thuế cổ tức bằng tiền mặt sẽ được khấu trừ 5% để nộp thuế
Ví dụ: Nếu bạn có 10.000 cổ phiếu với mức cổ tức 2.000 đồng/cổ phiếu, bạn sẽ nhận được:
- Số tiền cổ tức thực nhận: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 95% = 19.000.000 VNĐ.
- Thuế phải nộp: 10.000 cp x 2.000 đ/cp x 0,5% = 1.000.000 VNĐ.
Thuế cổ tức bằng cổ phiếu
Nếu cổ tức được trả bằng cổ phiếu, khi bán số cổ phiếu này bạn sẽ phải nộp thuế 5% trên tổng giá trị giao dịch. Thuế này được áp dụng khi bạn bán số cổ phiếu đã nhận làm cổ tức.
Cách tính thu nhập tính thuế được tính dựa trên số lượng cổ phiếu và giá trị cổ phiếu bán ra.
Công thức: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 5%
Một số loại phí khác:
- Phí chuyển quyền sở hữu: Khi bạn chuyển cổ phiếu cho người khác sở hữu, công ty chứng khoán sẽ tính phí để thực hiện giao dịch này.
- Phí tư vấn: Đây là khoản phí bạn phải trả, khi nhận tư vấn mua bán cổ phiếu từ công ty chứng khoán.
- Phí nạp/rút tiền: Khi nạp tiền vào hoặc rút tiền từ tài khoản chứng khoán, bạn có thể phải trả phí này tuỳ theo quy định của công ty.
- Phí cấp lại giấy chứng nhận: Bạn sẽ trả một khoản phí cho công ty, nếu giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu của bạn bị mất và bạn muốn cấp lại.
- Phí phong tỏa chứng khoán: Nếu bạn muốn phong tỏa tài khoản và số chứng khoán của mình, bạn sẽ trả một khoản phí nhỏ khi sử dụng dịch vụ này.
- Phí mở tài khoản chứng khoán: Phí này sẽ được tính khi bạn mở tài khoản tại một công ty môi giới chứng khoán.
- Phí xác nhận số dư: Tương tự như ngân hàng, khi bạn muốn xác nhận số dư tài khoản chứng khoán, bạn cũng sẽ phải trả một khoản phí nhỏ.
Đây là các loại phí cơ bản mà bạn cần nắm rõ khi giao dịch chứng khoán trên bất kỳ sàn nào.
>>> Xem thêm bài viết: Top 10 sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Một số lưu ý về phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch được áp dụng khi bạn thực hiện cả mua và bán
Điều này có nghĩa là, mỗi lần bạn mua cổ phiếu, bạn sẽ phải trả phí và khi bán cổ phiếu, bạn cũng sẽ mất một khoản phí tương tự.
Ví dụ: Khi bạn mua cổ phiếu, Vietcombank (VCB) với giá trị 1 tỷ đồng, mức phí 0,1% thì bạn sẽ trả 1 triệu đồng. Khi bạn bán số cổ phiếu này (giả sử giá không thay đổi), bạn sẽ lại mất thêm 1 triệu đồng nữa. Do đó, tổng chi phí cho cả hai giao dịch mua và bán sẽ là 2 triệu đồng.
Nếu mức phí là 0,15%, bạn sẽ phải tốn 3 triệu đồng cho cả hai giao dịch. Tương tự, với mức phí 0,2%, bạn sẽ chi ra 4 triệu đồng cho giao dịch mua và bán.
Phí giao dịch được tính tạm thời và thu khí lệch khớp
Khi bạn đặt lệnh mua hoặc bán, hệ thống sẽ tự động tạm tính phí giao dịch và hiển thị cùng các thông tin khác. Tuy nhiên, bạn chỉ phải trả phí khi lệnh được khớp thành công. Nếu lệnh không khớp hoặc bị huỷ, tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản của bạn.
Giao dịch lớn, phí giảm
Khối lượng giao dịch càng lớn, mức phí bạn phải trả sẽ càng giảm. Các công ty chứng khoán thường có chính sách tính phí khác nhau dựa trên số tiền giao dịch trong ngày của khách hàng. Phí này sẽ được tạm tính với từng giao dịch riêng lẻ và sẽ được điều chỉnh cuối ngày dựa trên tổng giá trị giao dịch.
Ví dụ: Nếu bạn mở tài khoản tại FPTS và giao dịch, thì chi phí giao dịch sẽ là:
- Dưới 200 triệu đồng, phí phải trả là 0,15%
- Giao dịch từ 10 – 15 tỷ đồng, phí phải trả là 0,1%
- Giao dịch từ 20 tỷ đồng trở lên, phí phải trả giảm còn 0,08%
Phí giao dịch chứng khoán sàn nào thấp nhất?
Để biết phí chứng khoán sàn nào rẻ nhất, bạn cần xem xét mức phí của các công ty chứng khoán khác nhau, vì mỗi công ty trên các sàn giao dịch sẽ áp dụng mức phí khác nhau. Một số công ty chứng khoán hiện đang cung cấp mức phí giao dịch rất thấp hoặc thậm chí là miễn phí.
- Pinetree Securities: Miễn phí giao dịch, chỉ thu hộ phí 0,003% cho Sở Giao dịch.
- TCBS (Techcom Securities): Phí giao dịch online 0,1%. Đối với khách hàng đăng ký gói IWealth Pro hoặc Trial, mức phí sẽ giảm còn 0,075%.
- MBS (MB Securities): Phí giao dịch trực tuyến là 0,12%, thấp hơn so với nhiều công ty khác.
Khi tham gia giao dịch chứng khoán, việc nắm rõ phí giao dịch chứng khoán tính như thế nào là rất quan trọng để tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Để có nhiều thông tin hữu ích và nắm rõ cách đầu tư trong thị trường chứng khoán, Live Trade sẽ là lựa chọn tốt nhất cho người mới bắt đầu.