Preloader
kế hoạch ipo là gì

IPO là gì? Điều kiện và quy trình doanh nghiệp thực hiện IPO

IPO là gì? Đây là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến trên thị trường chứng khoán hiện nay. Cùng Livetrade tìm hiểu thông tin về cổ phiếu IPO là gì trong bài viết sau.

IPO là gì?

IPO viết tắt của từ gì? IPO là viết tắt của cụm từ Initial Public Offering – đây là một hình thức huy động nguồn vốn thông qua việc phát hành số cổ phiếu đầu tiên ra với công chúng. Ngoài vốn cổ đông lớn trong các công ty, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác thông qua sàn IPO.

Các doanh nghiệp IPO là các đơn vị chưa từng niêm yết ở trên sàn giao dịch chứng khoán. Ngay sau khi thực hiện, doanh nghiệp sẽ thành công ty đại chúng đồng thời tuân thủ những quy định của thị trường giao dịch tập trung.

ipo viết tắt của từ gì

IPO là gì?

Thị trường IPO là gì? Đây là nơi tập trung những hoạt động giao dịch và mua bán cổ phiếu ở ngay trong lần đầu tiên phát hành ra công chúng. Thị trường này sẽ giúp nhà đầu tư sở hữu số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp với giá thành tốt, trở thành cổ đông và sẽ có đầy đủ quyền lợi theo quy định.

Hoạt động IPO không phải chỉ dành cho cổ phiếu mà còn được thực hiện đối với những sản phẩm chứng quyền, nó sẽ tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Điều kiện doanh nghiệp IPO là gì?

Yêu cầu hiện tại đối với các doanh nghiệp thực hiện IPO như sau.

  • Vốn điều lệ phải ít nhất 30 tỷ ngay tại thời điểm đăng ký IPO. Mức vốn này sẽ được tính theo giá trị sổ sách của kế toán. 
  • Kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất phải có sự tăng trưởng và không thua lỗ lũy kế. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thuộc vào diện bị truy cứu về trách nhiệm hình sự hay vi phạm một số quy định về quản lý của pháp luật.
  • Phương án hoạt động phải được chuẩn bị chi tiết cụ thể, trong đó thực hiện giải trình về cách thức sử dụng vốn sau khi chào báo là gì, đồng thời phải có sự chấp thuận của những cổ đông hiện hữu.
  • Tỷ lệ số cổ phiếu được quyền biểu quyết cho ít nhất 100 đơn vj đầu tư, chiếm 15% và không phải là các cổ đông lớn. Tỷ lệ này sẽ giảm còn 10% cho các doanh nghiệp đang có nguồn vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng.
  • Cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp phải cam kết luôn nắm giữ ít nhất là 20% vốn điều lệ trong vòng 1 năm sau khi thời điểm kết thúc IPO.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thỏa điều kiện về đơn vị tư vấn IPO và các tài khoản bị phong tỏa nhận tiền huy động hay những cam kết hoạt động tập trung ở trên sàn giao dịch.

Mục đích tiến hành cổ phiếu IPO là gì?

Mục đích thực hiện sàn IPO là gì? Tùy vào từng chiến lược hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tiến hành tham gia IPO nhằm những mục đích cụ thể như sau.

Huy động vốn

Mục đích lớn nhất của IPO chính là huy động vốn từ công chúng. So với việc giới hạn những cổ đông lớn, IPO sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn lớn hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, nguồn vốn huy động này không là nợ phải trả mà được coi là vốn chủ, giảm áp lực trả lãi vay cho các doanh nghiệp. 

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thông qua IPO, các doanh nghiệp sẽ hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán tập trung, nên tất cả thông tin và báo cáo tài chính sẽ cần phải chuẩn mực và minh bạch. Doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao năng lực quản trị, đồng thời gia tăng sản xuất hiệu quả nhằm tăng trưởng lợi nhuận.

ipo trong chứng khoán là gì

Tham gia sàn IPO giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Bản thân doanh nghiệp trước khi thực hiện IPO cũng cần phải đảm bảo những quy định nghiêm ngặt về mặt tài chính. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều cần phải tuân thủ theo quy định của phía trung tâm lưu ký chứng khoán và những quy định pháp luật hiện hành, một số yêu cầu từ nhà đầu tư.

Do đó, khi bỏ vốn vào những doanh nghiệp này, các nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu với mức giá bán thấp và giảm thiểu rủi ro.

Tăng giá trị tài sản

Ngay sau khi thực hiện IPO thành công, giá trị của doanh nghiệp đã gia tăng đáng kể. Khi này, giá trị sẽ dựa theo thị trường chứng khoán chứ không chỉ là giá trị của sổ sách. 

Nếu doanh nghiệp đã có nền tảng hoạt động vững mạnh trước đó thì đợt IPO sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư, tăng ngay giá cổ phiếu trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.

Quảng bá thương hiệu

Mục tiêu tiếp theo khi công ty ipo là gì? IPO giúp cho doanh nghiệp gia tăng thương hiệu uy tín ở trên sàn giao dịch và so với những công ty cùng ngành khác trên thị trường. Đây là lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn, giúp tăng trưởng doanh thu cho các doanh nghiệp. 

Xây dựng văn hóa

Từ việc chuẩn hóa về quy trình hoạt động, môi trường văn hóa và những chế độ phúc lợi trong doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được thật nhiều nhân sự giỏi và cống hiến lâu bền cho sự phát triển. 

Đối với những doanh nghiệp có chế độ thưởng ESOP thì nhân viên sẽ trung thành hơn và luôn nỗ lực hết mình để phát triển kinh doanh bởi vì khi đó cả doanh nghiệp hay công ty và các nhân viên đều sẽ được hưởng nhiều lợi ích.

Nền tảng mua bán và sáp nhập

Mục đích cuối cùng khi thực hiện IPO chính là tạo điều kiện cho những vụ thâu tóm và sáp nhập sau này. Nhiều công ty lớn sẽ có cơ hội mua lại những công ty nhỏ đang làm việc không hiệu quả, tái cơ cấu lại tổ chức để gia tăng vị thế chung của toàn bộ công ty mẹ.

>>> Xem thêm bài viết: Cơ hội và thách thức của đầu tư FDI vào Việt Nam

Kế hoạch IPO là gì? 

kế hoạch ipo là gì

Quy trình tham gia sàn IPO khá nghiêm ngặt

Dưới đây là quy trình những doanh nghiệp hiện nay vẫn đang làm nếu muốn thực hiện IPO.

  • Bước 1: Thu thập các ý kiến từ đại hội đồng cổ đông về kế hoạch cụ thể thực hiện IPO. Lập kế hoạch bao gồm các nội dung sau: Mục đích huy động vốn, số vốn cần phải huy động cụ thể, số lượng và các loại chứng khoán muốn phát hành, đối tượng sẽ được phân phối số vốn huy động.
  • Bước 2: Tổ chức thành lập Bộ phận Chuẩn Bị sau khi đã đạt được sự thống nhất từ các hội đồng cổ đông. Bộ phận này sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ để xin phép phát hành chứng khoán và nộp lên cơ quan hay đơn vị có liên quan đến hoạt động IPO. Đồng thời, họ cũng là người quyết định đơn vị tổ chức bảo lãnh phát hành nếu cần thiết, liên hệ với bên thứ ba về các vấn đề tư vấn và kiểm toán nhằm xây dựng được phương án sử dụng vốn từ IPO.
  • Bước 3: Bộ phận Chuẩn Bị sẽ phối hợp với những bên tư vấn và kiểm toán, tổ chức bảo lãnh nhằm định giá chứng khoán. Việc này quan trọng bởi vì giá chứng khoán cao có thể gây ra tình trạng khó khăn trong quá trình chào bán, tuy nhiên nếu như giá quá thấp có thể sẽ dẫn đến việc không đủ vốn huy động.
  • Bước 4: Tổ chức sẽ xác nhận những báo cáo tài chính và hoàn thành bộ hồ sơ hợp lệ. Công ty cần kiểm toán nhằm có thể tiến hành kiểm toán nội bộ. Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh sẽ tiến hành nộp lên ủy ban chứng khoán. Doanh nghiệp lúc này sẽ phải chờ phía ủy ban kiểm tra và xác nhận, từ đó sẽ nhận được câu trả lời chấp nhận hay từ chối việc phát hành chứng khoán.
  • Bước 5: Sau khi đã được uỷ ban tiến hành phê duyệt, công ty cần phải thông báo trên những phương tiện truyền thông đại chúng về quyết định này. 
  • Bước 6: Cuối cùng, cần phải báo cáo kết quả. Công ty sẽ đăng ký việc lưu trữ, thực hiện thanh toán và chuyển giao các chứng khoán ở tại trung tâm lưu ký VSD cùng với đơn vị ủy ban chứng khoán, đồng thời đăng ký vốn với các cơ quan có thẩm quyền.

IPO không chỉ đơn giản là một phương pháp nhằm huy động vốn, mà nó còn là một cơ hội và thách thức cực kỳ lớn đối với những doanh nghiệp. Hy vọng rằng thông qua bài viết về IPO trong chứng khoán là gì trên đây, có thể giúp bạn hiểu thêm về thị trường tài chính và vai trò của IPO đối với các doanh nghiệp trong kinh tế.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể theo dõi và nghiên cứu những xu hướng mới về tài chính cùng Livetrade. Chúng tôi được thành lập với mong muốn mang đến cho bạn các thông tin đầu tư cực kỳ hữu ích cũng như có thể được cùng đồng hành với các bạn trên con đường tài chính. 

Tìm kiếm