Preloader
loại hình doanh nghiệp fdi là gì

Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện trở thành doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục để thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là gì?

FDI là gì?

FDI vốn là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, có nghĩa là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà những doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nước ngoài thực hiện thông qua cách mua cổ phần, thành lập các công ty con, liên doanh hay mở chi nhánh ở một quốc gia khác. FDI được xem là một nguồn vốn vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng việc làm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh và hội nhập quốc tế của những quốc gia đón nhận.

Doanh nghiệp FDI là gì?

loại hình doanh nghiệp fdi là gì

Doanh nghiệp FDI là gì?

Hiện nay, luật pháp tại Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể hay chính thức nào về khái niệm doanh nghiệp FDI nghĩa là gì? Và cũng chưa có bất cứ một quy định chi tiết nào về loại hình doanh nghiệp này là như thế nào?

Tổ chức kinh tế sở hữu nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức sở hữu các nhà đầu tư nước ngoài hay là thành viên của các tổ chức hay là cổ đông. Doanh nghiệp FDI dựa vào quy định luật đầu tư năm 2020 sẽ là một tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài:

Một số đặc điểm của khối doanh nghiệp FDI là gì?

– Các hình thức mà các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào doanh nghiệp FDI

  • Doanh nghiệp được thành lập có 100% vốn đầu tư từ nước ngoài 
  • Có thể đầu tư hay góp vốn và mua lại cổ phần từ các doanh nghiệp khác
  • Thành lập những chi nhánh kinh doanh thuộc tổng công ty ở lãnh thổ Việt Nam
  • Đầu tư theo phương thức BBC

– Hình thức doanh nghiệp 

  • Công ty TNHH 1 thành viên 
  • Công ty TNHH có từ 2 thành viên
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

– Quyền và nghĩa vụ thực hiện như sau: Doanh nghiệp có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo những quy định của pháp luật Việt Nam, và có các chính sách riêng cho những doanh nghiệp FDI.

– Mục đích hoạt động: Hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ở Việt Nam để có thể kết hợp phát triển mạnh mẽ thị trường, tăng lợi nhuận ở thị trường Việt Nam.

Phận loại đầu tư doanh nghiệp FDI là gì?

FDI theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là một phương thức đầu tư nguồn vốn nước ngoài phổ biến bậc nhất hiện nay. Nhiều nhà đầu tư sẽ lựa chọn các công ty có cùng chung lĩnh vực đầu tư vốn. Với phương thức FDI này thì những công ty sẽ cùng hoạt động sản xuất hay kinh doanh một loại sản phẩm. Qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng mở rộng quy mô và lợi nhuận

FDI theo chiều dọc

Bên cạnh phân loại loại hình doanh nghiệp FDI theo chiều ngang thì còn có phân loại doanh nghiệp FDI theo chiều dọc. FDI theo chiều dọc chính là hình thức đầu tư vào một chuỗi cung ứng ở doanh nghiệp/ công ty, nó sẽ có sự đa dạng ngành nghề khác nhau. 

doanh nghiệp fdi tại việt nam là gì

FDI theo chiều dọc là hình thức đầu tư rất phổ biến

FDI tập trung

Ngoài phân loại FDI theo chiều dọc và theo chiều ngang thì còn một phân loại cũng cực kỳ phổ biến nữa chính là FDI tập trung. 

FDI tập trung là khi một quốc gia hiện đang thu hút được một số lượng lớn nguồn vốn đầu tư từ những quốc gia khác vào một loại ngành nghề, một khu vực hay một dự án cụ thể nào đó. FDI tập trung thường mang lại rất nhiều giá trị cho các quốc gia đang được nhận đầu tư, ví dụ như đa dạng hóa việc làm, góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế và hội nhập quốc tế.

>>> Xem thêm bài viết: Vốn fdi là gì? Tìm hiểu các công ty fdi tại Việt Nam

Các điều kiện trở thành doanh nghiệp vốn FDI là gì? 

Thành lập hay có phần vốn góp sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào khoản 19, Điều 3 của bộ Luật Đầu Tư năm 2020, doanh nghiệp FDI được thành lập bởi các nhà đầu tư là cá nhân sở hữu quốc tịch người nước ngoài, công ty/ doanh nghiệp đã tổ chức và thành lập theo đúng luật pháp tại nước ngoài, sau đó bắt đầu hoạt động đầu tư kinh doanh sản xuất ở thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI bắt buộc phải có tối thiểu một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra để tiến hành góp vốn, hay thành lập doanh nghiệp.

Kinh doanh các ngành, nghề hợp pháp 

Điều kiện để có thể thành lập một loại hình doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện chính là doanh nghiệp phải kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ hợp pháp ở thị trường Việt Nam, tuân theo theo Điều 6, bộ luật Doanh nghiệp năm 2020, một số ngành bị cấm bao gồm.

  • Phụ lục I của luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh các chất ma túy
  • Phụ lục II, kinh doanh các hóa chất khoáng vật 
  • Phụ lục II, kinh doanh các mẫu của những loài thực vật hay động vật hoang dã
  • Kinh doanh bộ phận trên cơ thể người
  • Kinh doanh đến các sinh sản vô tính trên cơ thể con người
  • Kinh doanh pháo
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
  • Kinh doanh dịch vụ bán dâm (trá hình)

Xin giấy chứng nhận về đăng ký đầu tư theo mỗi lĩnh vực

Theo điểm c, khoản 1 điều 22 của Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp FDI khi thành lập cần phải có dự án đầu tư, thực hiện những thủ tục cấp phép và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Loại trừ các doanh nghiệp đang sở hữu quy mô nhỏ và vừa; vừa mới thực hiện khởi nghiệp sáng tạo hay quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo đúng quy định của pháp luật. 

Căn cứ vào khoản 1, 2 thuộc điều 39 của bộ luật đầu tư năm 2020, thẩm quyền để được quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ được quy định như sau.

  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án về đầu tư khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3 điều 39.
  • Sở kế hoạch và đầu tư  cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3, điều 39.

Thành lập doanh nghiệp

khối doanh nghiệp fdi là gì

Tiến hành thành lập doanh nghiệp

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì những cá nhân, tổ chức tiến hành sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.

Hoàn thành xong bước này thì các doanh nghiệp sẽ được xem như là một doanh nghiệp FDI và sẽ có các ưu đãi mà chỉ các doanh nghiệp FDI mới được nhận.

Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI là gì?

Cách thức chuyển giá điển hình nhât mà những doanh nghiệp loại FDI thường áp dụng như sau.

– Thông qua kê khai cao giá hàng hóa hay nguyên vật liệu và cung ứng những dịch vụ hành chính, kỹ thuật, pháp lý bên trong nội bộ tập đoàn.

– Chuyển giá thông qua những khoản vay từ chính công ty mẹ hay công ty liên kết với tổng mức chi phí lãi vay luôn vượt quá mức lãi thông thường nhằm có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. 

Việc chuyển giá sẽ tạo ra hiện tượng “lỗ giả, lãi thật” đang ngày càng phổ biến trong những doanh nghiệp FDI. Việc này sẽ khiến cho khu vực kinh tế FDI thường xuyên có tỷ lệ thua lỗ cao nhất so với một số khu vực doanh nghiệp tư nhân hay các doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây là toàn bộ các nội dung trả lời câu hỏi FDI là doanh nghiệp gì? Sự hiện diện của những doanh nghiệp FDI không chỉ mang lại nguồn vốn đầu tư khổng lồ mà còn góp phần thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ, tạo việc làm và nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. 

Hy vọng thông qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp FDI là gì và những đóng góp to lớn của họ đối với Việt Nam. Nếu bạn cần bổ sung thông tin hay có bất cứ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với Livetrade để được hỗ trợ và tư vấn cụ thế nhé!

Tìm kiếm